Ngày nay, việc xuất cảnh sang nước ngoài để làm việc, công tác, học tập,… vô cùng phổ biến và là việc rất quan trọng đối với nhiều người. Tuy nhiên, việc xuất cảnh ra nước ngoài không hề dễ bởi người muốn xuất cảnh cần chuẩn bị đủ giấy tờ hợp pháp kèm theo việc đảm bảo chấp hành đúng quy định pháp luật. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về các trường hợp bị cấm xuất cảnh, làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh trở nên vô cùng cần thiết.
Để cung cấp các thông tin cần thiết nhằm giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho việc xin giấy phép xuất cảnh cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất, tránh mất thời gian, top1Bank xin chia sẻ 7 lý do bị cấm xuất cảnh và làm sao để biết mình bị cấm xuất cảnh qua bài viết dưới đây.
Xuất cảnh là gì? Các trường hợp xuất cảnh theo quy định
Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ để đến nơi nào đó ở nước ngoài. Đối với người xuất cảnh là công dân Việt Nam, khi xuất cảnh sẽ cần có hộ chiếu hợp lệ kèm theo việc được miễn thị thực. Đối với người nước người xuất cảnh khỏi Việt Nam, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm hộ chiếu và visa (thị thực). Visa sẽ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Trước khi tìm hiểu về việc làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh, bạn cần nắm rõ một số điều kiện xuất cảnh được quy định cụ thể như sau:
- Người xuất cảnh cần có giấy phép xác nhận được phép xuất cảnh theo quy định. Những loại giấy phép này bao gồm hộ chiếu, các loại giấy tờ có giá trị liên quan thể hiện việc cho phép đi lại ở quốc tế.
- Giấy chứng nhận tạm trú hoặc thường trú hợp pháp, còn hạn sử dụng.
- Người xin xuất cảnh không nằm trong các trường hợp bị cấm xuất cảnh hoặc bị tạm hoãn xuất cảnh.
Làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh? 7 lý do bị cấm xuất cảnh
Làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh hay chưa? Ngoài những trường hợp không được phép xuất cảnh được nêu rõ như trên, công dân còn không được xuất cảnh nếu nằm trong một số trường hợp như:
- Có liên quan đến công tác điều tra tội phạm, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì vi phạm tội nào đó.
- Đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
- Có liên quan đến các vấn đề dân sự, kinh tế như đang trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế hoặc chờ giải quyết tranh chấp.
- Đang thực hiện nghĩa vụ chấp hành xử phạt khi vi phạm hành chính, nộp thuế, các nghĩa vụ về tài chính trừ những trường hợp có đặt tiền, tài sản hoặc đưa ra các biện pháp đảm bảo khác.
- Vì lý do tuân thủ quy định nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
- Vì lý do tuân thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội.
- Vi phạm hành chính, làm trái quy định của Chính phủ về xuất nhập khẩu.
Trong đó, các cơ quan sau đây sẽ có quyền đưa ra quyết định cấm hoặc hoãn xuất cảnh đối với công dân:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế.
- Bộ trưởng Bộ Công an.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Bộ trưởng Bộ Y tế.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
Ngoài việc biết cách nhận ra làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh. Các hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối cũng là nội dung quan trọng mà những ai có ý định xuất cảnh cần biết. Người tham gia vào các hoạt động xuất hoặc nhập cảnh tuyệt đối không được thực hiện các hành vi sau:
- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để báo mất, được cấp, gia hạn hoặc khôi phục giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Làm giả và dùng các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh giả để tham gia các hoạt động xuất nhập cảnh, đi lại, cư trú tại nước ngoài.
- Dùng các loại giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định và làm ảnh hưởng xấu, gây hại đến lợi ích Nhà nước.
- Lợi dụng việc xuất nhập cảnh để làm ảnh hưởng, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự , an toàn xã hội đất nước.
- Xuất nhập cảnh trái phép nhằm tổ chức mua bán, môi giới, che giấu, chứa chấp và tạo điều kiện, giúp đỡ người khác thực hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép giữa các quốc gia.
- Có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh.
Các trường hợp buộc phải xuất cảnh sang nước ngoài
Ngoài thắc mắc làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh, nhiều người cũng muốn tìm hiểu về các trường hợp bị buộc xuất cảnh theo quy định. Một số người sẽ bị buộc xuất cảnh sang nước ngoài trong các trường hợp sau:
- Người nước ngoài đang hết thời hạn cư trú tại Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định.
- Các lý do khác có liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tại Việt Nam.
Trong đó, các cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định buộc xuất cảnh bao gồm:
- Cơ quan quản lý xuất cảnh.
- Bộ trưởng Bộ Công an.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trên đây là toàn bộ các trường hợp bị cấm xuất cảnh, 7 lý do bị cấm xuất cảnh và đáp án cho thắc mắc làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh chi tiết nhất mà top1Bank muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ những quy định về xuất cảnh, giúp việc làm thủ tục hiệu quả và nhanh chóng nhất!