Hiện nay, tình trạng khách hàng vay tiền online trên các app nhưng không đủ khả năng chi trả là việc vô cùng phổ biến, trong đó có app Senmo. Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ đến việc bùng app Senmo và thắc mắc liệu vay Senmo không trả có sao không?
Bài viết sau đây của Top1-Bank sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bùng tiền Senmo mang đến những hậu quả gì và có nên vay Senmo không trả hay không một cách chi tiết nhất.
Giới thiệu đôi nét về app Senmo
Senmo là một nền tảng được công ty TNHH GOFINGO tạo ra nhằm cho vay trực tuyến với hạn mức vừa và nhỏ, khoảng từ 1 đế 15 triệu đồng. Từ khi được ra mắt đến nay, app Senmo đã và đang hỗ trợ nhu cầu vay vốn của rất nhiều người dùng khi cần vay gấp một số tiền với thủ tục đơn giản.
Thông thường, thời gian duyệt khoản vay online trên Senmo rất nhanh, chậm nhất chỉ mất khoảng 2 giờ. Thủ tục vay tiền trên app Senmo cũng rất đơn giản, thực hiện online 100% mà không cần thế chấp tài sản. Ngoài ra, cùng với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, Senmo ngày càng nhận được nhiều sự tín nhiệm hơn nữa từ phía người dùng.
Cách thức đòi nợ của Senmo
Không chỉ riêng Senmo, mỗi app vay tiền đều có những cách thức đòi nợ riêng đối với những khách hàng trễ hạn hoặc cố ý không trả nợ. Cụ thể, Senmo thường dùng các cách sau đây để đòi nợ khách hàng:
Gọi điện liên tục
Gọi điện là cách thức đòi nợ được Senmo và hầu hết các app vay tiền khác dùng để đòi nợ khách hàng. Thời gian đầu, nhân viên nhắc nợ Senmo sẽ chỉ gọi một vài lần để nhắc nhở khách hàng về lãi suất và khoản nợ gốc khi vay.
Trong những trường hợp thấy đã quá hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn chưa chịu đóng tiền đầy đủ thì tần suất các cuộc gọi từ Senmo sẽ tăng lên đáng kể. Lúc này, các nhân viên thu hồi nợ thường gây áp lực cho khách hàng để họ nhanh chóng trả nợ, chẳng hạn như dọa về mức lãi suất, phí phạt tăng cũng như khả năng bị nợ xấu,…
Nếu sau đó, khách hàng vẫn không chịu trả nợ đầy đủ thì Senmo sẽ gọi đến người thân theo số điện thoại tham chiếu được cung cấp trước đó. Bằng cách này, Senmo sẽ thông báo và nhờ người thân nhắc nhở khách hàng sớm nộp tiền đầy đủ.
Gửi thư về cho khách hàng
Nếu dùng cách gọi điện làm phiền liên tục nhưng khách hàng vẫn bùng app Senmo thì công ty sẽ tiếp tục gửi thư. Nội dung thư được gửi đến khách hàng vẫn có nội dung chính là nhắc nhở về khoản nợ. Đặc biệt, lúc này, Senmo đã bắt đầu áp dụng những biện pháp mang tính chất đe dọa, chẳng hạn như dọa sẽ khởi kiện nếu khách hàng vẫn cố tình bùng tiền không trả.
Đăng thông tin đòi nợ lên mạng xã hội
Cách thức tiếp theo mà Senmo dùng để đòi nợ khách hàng chính là tổng hợp tất cả các thông tin cá nhân và đăng tải lên các trang mạng xã hội. Với cách làm này, sẽ rất nhiều người biết đến thông tin bạn bùng app Senmo, trong đó có cả bạn bè và người thân.
Điều này sẽ đánh mạnh vào tâm lý lo sợ bị công khai thông tin xấu của nhiều khách hàng. Đây là một trong những cách khá hiệu quả mà Senmo thường áp dụng để răn đe, buộc khách hàng bùng tiền phải trả nợ ngay lập tức.
Đến trực tiếp nhà của khách hàng
Nếu đã áp dụng các cách trên mà khách hàng vẫn không trả nợ, nhân viên Senmo sẽ đến trực tiếp địa chỉ nhà đã ghi trong hợp đồng vay tiền để đòi nợ. Lúc này, phía Senmo sẽ thông báo toàn bộ khoản nợ mà khách hàng còn đang thiếu một cách công khai trước mặt nhiều người xung quanh.
Nếu muốn không bị mất mặt, khách hàng buộc phải trả nợ đầy đủ như thỏa thuận vay trên app Senmo. Nếu không, Senmo chỉ còn cách gửi đơn kiện nếu khách hàng vẫn có ý định bùng nợ và nhất quyết không trả.
Vay Senmo không trả có sao không? Hậu quả khi bùng app Senmo
Khi bùng tiền Senmo, khách hàng chỉ tự chuốc lấy những thiệt hại lớn về mình. Việc bùng app Senmo có thể làm ảnh hưởng lớn đến việc vay vốn sau này của bạn. Cùng với đó, khách hàng sẽ có thể đối mặt với một số hậu quả sau khi bùng app Senmo:
Phát sinh thêm phí phạt trả chậm cao
Theo quy định hợp đồng vay vốn Senmo, khách hàng trả nợ chậm trễ hạn sẽ phải chịu thêm khoản phí phạt. Mức phí phát sinh khi trả nợ chậm này sẽ vô cùng cao, khiến cho nhiều người không thể trả nổi. Do đó, bạn cần phải cân nhắc kỹ trước khi muốn bùng app Senmo nếu không muốn rơi vào tình trạng “nợ nần chồng chất”.
Bị Senmo đánh giá nợ xấu trên CIC
Một khi đã bị đánh giá nợ xấu trên hệ thống CIC thì các hoạt động vay vốn sau này của bạn sẽ gặp rất nhiều bất tiện và khó khăn. Hiện tại, nhiều công ty tài chính và hầu hết các ngân hàng đều không hỗ trợ vay tiền ở nhiều nhóm nợ xấu. Do đó, đây là một biện pháp mạnh mà Senmo muốn cảnh cáo khách hàng vì cố ý bùng tiền không trả.
Bị làm phiền liên tục qua các cuộc điện thoại
Khi quá hạn thanh toán nhưng không trả, bạn sẽ bị nhân viên Senmo gọi điện đến để đòi nợ liên tục. Không chỉ có bạn mà những người thân xung quanh cũng sẽ bị làm phiền bởi các nhân viên thu hồi nợ của Senmo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như đời sống cá nhân của người bùng app Senmo lẫn người thân của họ.
Bị Senmo nộp đơn kiện ra tòa
Đối với trường hợp khách hàng vay số tiền lớn nhưng cố ý bùng app Senmo thì sẽ bị kiện ra tòa. Đây là biện pháp mạnh nhất mà Senmo sẽ áp dụng nếu khách hàng vẫn không có ý định trả nợ theo quy định mặc dù đã quá hạn thanh toán quá lâu.
Đa số những khách hàng nghe tin bị Senmo kiện ra tòa thường rất lo sợ. Lúc này, thay vì tìm cách bùng app Senmo, bạn nên thương lượng và hòa giải với cam kết trả nợ đúng theo quy định. Nếu không khi ra hầu tòa, rất có thể khách hàng sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật, đồng thời còn phải trả lại đầy đủ khoản nợ như trong hợp đồng cho Senmo.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách Senmo đòi nợ, hậu quả khi bùng app Senmo mà Top1-Bank đã cập nhật và chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua đó, bạn sẽ nhận thấy được những hậu quả xấu khi bùng app Senmo để từ đó có kế hoạch vay vốn và trả nợ hợp lý nếu có vay tiền tại đây để tránh rơi vào những trường hợp như trên.