Nợ xấu chính là một trong những vấn đề gây đau đầu nhất đối với những ai đang vay vốn. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bạn mắc nợ xấu. Trong đó có những nguyên nhân mà bạn không hề hay biết và mong muốn. Tuy nhiên dù là vô tình hay cố tình thì các khoản nợ xấu vẫn sẽ làm cản trở việc vay vốn của bạn sau này. Do đó, cách “lách luật” nợ xấu vay tín chấp, thế chấp là việc được khá nhiều người quan tâm.
Thật không dễ dàng gì để có thể “lách luật” nợ xấu một cách trơn tru. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp bạn mắc nợ xấu vẫn tiếp tục vay được các khoản tín chấp, thế chấp khác nhau. Vậy những cách “lách luật” nợ xấu vay tín chấp, thế chấp đó là gì và thực hiện ra sao? Ngay sau đây, top1Bank sẽ bật mí cho bạn 3 kinh nghiệm “lách luật” nợ xấu vay tín chấp, thế chấp hiệu quả nhất!
Tìm hiểu về các nhóm nợ xấu hiện nay
Nợ xấu chính là những khoản nợ quá hạn thanh toán nhưng người vay vẫn chưa chi trả đủ. Việc xếp vào nợ xấu nhóm nào còn tùy thuộc theo số ngày quá hạn trả nợ của người vay tiền. Mỗi một nhóm nợ sẽ thể hiện được mức độ nghiêm trọng của việc không chỉ trả đủ cho khoản vay đó. Thậm chí còn có nhóm nợ có nguy cơ mất vốn cực kì cao.
Hiện nay trên hệ thống CIC, nợ xấu sẽ được chia ra làm 5 nhóm cụ thể. Đa số các ngân hàng đều sẽ dựa theo quy định phân chia nhóm nợ xấu này để xem xét xem bạn đang nằm trong nhóm số mấy.
Nợ xấu nhóm 1
Nhóm này còn được gọi là nhóm dư nợ tiêu chuẩn. Về cơ bản, các ngân hàng sẽ có thể thu hồi đủ cả vốn lẫn lời đối với khách hàng thuộc nhóm nợ số 1. Tuy nhiên, sẽ có một số người bị trễ thanh toán từ 1 đến dưới 10 ngày. Lúc này, họ sẽ bị xếp vào nợ xấu nhóm 1 và chịu mức phí phạt 50%.
Nợ xấu nhóm 2
Đây là nhóm nợ cần chú ý. Nhóm nợ xấu số 2 có thời gian quá hạn thanh toán từ 10 đến dưới 90 ngày. Sau 12 tháng có tên trên CIC, thông tin nợ xấu nhóm 2 sẽ được xóa.
Nợ xấu nhóm 3
Nợ xấu nhóm 3 là nhóm dư nợ dưới tiêu chuẩn. Nhóm nợ này có thời gian quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày.
Nợ xấu nhóm 4
Người mắc nợ xấu nhóm 4 sẽ có khoản vay quá hạn từ 180 đến dưới 360 ngày. Nhóm nợ số 4 được xem là nợ nghi ngờ mất vốn.
Nợ xấu nhóm 5
Là khoản vay quá thời hạn chi trả trên 360 ngày. Nhóm nợ này được xem là có khả năng mất vốn.
Cả 3 nhóm nợ 3, 4 và 5 đều sẽ được xóa trên hệ thống CIC sau 5 năm kể từ ngày thanh toán đủ nợ.
Cách “lách luật” nợ xấu tín chấp
Khi mắc nợ xấu, khả năng được cho vay tín chấp của bạn sẽ trở nên thấp hơn. Tuy nhiên đến lúc bạn đang cần một khoản tiền gấp và cần vay ngân hàng thì nên làm thế nào? Lúc này, bạn cần phải biết cách vay tiền tín chấp “lách luật” mặc dù đang bị nợ xấu.
Hình thức vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp được hiểu đơn giản là hình thức vay tiền không cần vật, tài sản thế chấp. Cũng chính vì thế mà số tiền bạn được vay thế chấp sẽ không cao. Hạn mức vay thế chấp sẽ dao động từ vài triệu đến vài chục triệu tùy theo khả năng chi trả và uy tín của bạn. Tuy nhiên, hình thức này sẽ có mức lãi suất khá cao thì bạn không cần thế chấp tài sản.
Cách “lách luật” vay tín chấp khi đang mắc nợ xấu
Cập nhật lại số CCCD mới vào sổ hộ khẩu
Hiện nay, đã có rất nhiều người áp dụng cách “lách luật” này và thành công. Tuy nhiên, cách này sẽ phù hợp hơn đối với những người chưa lập gia đình.
Để thực hiện, đầu tiên, bạn cần trả được hết khoản nợ của mình. Sau đó, hãy đổi từ CMND 9 số sang CCCD gồm 12 số. Cuối cùng, bạn chỉ cần cập nhật 12 số của CCCD vào sổ hộ khẩu của mình.
Nhưng nếu sổ hộ khẩu của bạn đã được điền sẵn số CMND cũ thì sao? Lúc này, bạn cần cắt tên mình ra khỏi hộ khẩu cũ trước đó. Tiếp theo, bạn cần được nhập tên vào hộ khẩu mới để được ghi số CCCD vào. Tuy nhiên, điều quan trọng và khó khăn nhất ở đây là bạn sẽ cần đợi cập nhật trong khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt là có ai sẵn sàng cho bạn nhập tên vào sổ hộ khẩu hay không?
Bằng cách trên, bạn sẽ có thể vay tín chấp thành công dù đang có nợ xấu. Đơn giản là vì việc vay tín chấp thường sẽ không yêu cầu số CMND cũ.
“Lách luật” nợ xấu vay tín chấp bằng cách nhờ người thân
Cách này được đánh giá cao hơn rất nhiều so với cách bên trên. Bằng cách nhờ người thân, bạn sẽ vừa tiết kiệm được thời gian, vừa thực hiện dễ dàng hơn với tỷ lệ thành công vô cùng cao.
Để thực hiện cách này, bạn chỉ cần thuyết phục người thân, bạn bè đứng ra vay tiền hộ. Sau đó, việc cam kết trả đúng hạn và không để nợ xấu tiếp diễn là điều tất nhiên. Có như vậy, người thân hoặc bạn bè mới chấp nhận vay tiền thay bạn.
Cách “lách luật” nợ xấu thế chấp
Tìm hiểu về hình thức vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức vay tiền cần tài sản thế chấp. Hình thức này sẽ mất thời gian giải ngân dài hơn nhiều so với vay tín chấp. Đơn giản là vì ngân hàng sẽ xem xét nhiều yếu tố và cần thẩm định tài sản thế chấp. Tuy nhiên, ưu điểm của hình thức này là lãi suất vay tương đối thấp.
Cách vay thế chấp cho nợ xấu nhóm 2
Đối với nợ xấu nhóm 2, việc vay thế chấp sẽ khá “dễ thở”. Điều kiện đầu tiên là bạn cần thanh toán hết nợ gốc lẫn lãi càng sớm càng tốt. Để vay thế chấp khi đang còn nợ xấu nhóm 2, bạn cần chứng minh được lý do bạn mắc nợ xấu chỉ là khách quan. Đồng thời, tài sản thế chấp của bạn cần có giá trị lớn hơn so với khoản tiền mà bạn định vay vốn. Cuối cùng, hãy chứng minh thu nhập của mình để ngân hàng chắc rằng bạn đủ khả năng trả nợ mỗi tháng.
Hiện nay, đa số các ngân hàng đều sẽ cân nhắc xét duyệt hồ sơ vay vốn thế chấp cho nợ xấu nhóm 2 nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện như trên. Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi vẫn nằm trong mức khá an toàn này.
Cách “lách luật” vay thế chấp cho nợ xấu nhóm 3, 4 và 5
Khi mắc nợ xấu nhóm 3, 4, 5 thì cơ hội vay vốn của bạn dường như đang khép lại. Nhưng vẫn có cách để bạn “lách luật” nợ xấu khi muốn vay vốn thế chấp. Để thành công, bạn cần nắm rõ các bước “lách luật” vay thế chấp cho 3 nhóm nợ này:
- Đầu tiên, bạn cần vay vốn ở đâu đó một số tiền đủ để chuộc lại tài sản thế chấp trước đó.
- Tiếp theo, hãy sang tài sản cho một người khác đủ tin tưởng đế nhờ họ đứng tên vay ngân hàng hộ bạn.
Tuy nhiên, người được sang tên tài sản cần đảm bảo 2 yêu cầu quan trọng:
- Không phải là vợ/chồng của chủ đứng tên tài sản.
- Khác hộ khẩu với chủ sở hữu tài sản.
Điểm khó khăn nhất trong cách “lách luật” này chính là chọn ra người đủ tin tưởng để sang tên. Bởi vì khi sang tên thì đồng nghĩa tài sản đó đã không còn thuộc về bạn. Do đó, nhiều người chọn cách “ly dị giả” (chỉ hoàn tất thủ tục ly hôn trên giấy tờ) để nhờ vợ/chồng mình tiếp tục vay tiền ngân hàng.
Hy vọng với 3 kinh nghiệm “lách luật” nợ xấu vay tín chấp, thế chấp mà top1Bank đã chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn. Chắc chắn khi áp dụng những cách “lách luật” trên, phần trăm vay vốn thành công sẽ tăng cao hơn rất nhiều đấy!