Lãi suất cho vay 10%/tháng có vi phạm tội cho vay nặng lãi?

Hiện nay, những hợp đồng cho vay được hai bên tự thỏa thuận về lãi suất là vô cùng phổ biến. Tất nhiên việc người dân với nhau hoặc các tổ chức tự thỏa thuận lãi suất cho vay là điều hoàn toàn được sự cho phép của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên không phải bất cứ mức lãi suất cho vay nào được đặt ra cũng đảm bảo đúng với quy định của Pháp luật.

Vậy cho vay tiền với lãi suất bao nhiêu phần trăm thì được xem là cho vay nặng lãi? Cho vay lãi suất bao nhiêu là không phạm luật? Lãi suất 10%/tháng có được xếp vào tội cho vay nặng lãi và bị truy cứu hay không? Hãy cùng top1Bank làm rõ những câu hỏi thường gặp này qua bài viết sau đây nhé!

lai-suat-bao-nhieu-la-cho-vay-nang-lai
Nếu người cho vay đặt ra mức lãi suất 10%/tháng thì người này đã phạm tội cho vay nặng lãi!

Quy định mới nhất về lãi suất thỏa thuận và cách tính lãi suất cho vay

Lãi suất vay tiền do các bên tự thỏa thuận là gì?

Vay tiền/tài sản chính là sự thỏa thuận mang tính chất tự nguyện của các bên liên quan. Khi tiến hành cho vay sẽ có hai bên: Bên cho vay và bên vay. Sau khi đồng ý với những thỏa thuận đã được bàn trước, bên cho vay sẽ bàn giao tiền/tài sản cho bên vay. Khi đến thời hạn đã được thống nhất, bên vay phải trả lại số tiền cùng lãi suất đi kèm cho bên cho vay (Nếu các bên có thỏa thuận về mức lãi suất).

Như vậy, việc thỏa thuận lãi suất giữa hai bên là việc hoàn toàn tự do. Mức lãi suất sẽ phụ thuộc vào sự thống nhất trong quyết định cuối cùng của các bên. Nhà nước sẽ không hề cấm cản bên cho vay và bên vay thực hiện những thỏa thuận này. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn muốn cho mức lãi suất bao nhiêu cũng được. Bởi Pháp luật đã quy định rằng con số này không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

Pháp luật quy định ra sao về cách tính lãi suất cho vay?

Trong thực tế vẫn có nhiều người cho vay yêu cầu người vay trả mức lãi suất cao hơn 20%/năm. Trong trường hợp này, phần trăm lãi suất vượt quá con số 20 sẽ không có hiệu lực. Nếu đưa ra Pháp luật thì mức lãi suất nằm ngoài vùng quy định cũng sẽ bị bác bỏ. Điều này vẫn đúng trong trường hợp cả hai bên đều chấp nhận thỏa thuận lãi suất trên 20%/năm.

Cho vay nặng lãi là gì?

Cho vay nặng lãi là một cụm từ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết định nghĩa chính xác của quá trình cho vay nặng lãi. Vậy cho vay nặng lãi là gì? Cho vay nặng lãi chính là việc người/tổ chức cho người khác vay tiền với mức lãi suất cực lớn và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người vay.

Lúc này, Pháp luật sẽ can thiệp vào để có thể bảo vệ quyền lợi cho người vay. Như vậy, người cho vay tiền sẽ bị ghép tội danh cho vay nặng lãi. Trong trường hợp này, tùy theo mức độ khác nhau mà Pháp luật sẽ tiến hành đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể.

Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi?

Lãi suất bao nhiều là cho vay nặng lãi chính là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy cho vay lãi suất bao nhiêu là vi phạm? Cho vay lãi suất bao nhiều thì bị khởi tố? Để tìm được câu trả lời cho những thắc mắc trên, bạn có thể tham khảo những quy định mới nhất sau đây.

Lãi bao nhiêu là nặng lãi?

Cho vay lãi suất bao nhiêu thì bị khởi tố? Theo quy định của Bộ luật Dân sự, người cho vay sẽ bị kết tội cho vay nặng lãi nếu cho vay với mức lãi suất cao gấp 05 lần trở lên so với quy định được ban hành. Nghĩa là nếu cho vay với mức lãi suất lên đến 100%/năm thì chắc chắn người cho vay sẽ bị kết tội.

Quy định khung hình phạt cho người phạm tội cho vay nặng lãi

Ngoài việc thắc mắc lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi, nhiều người còn muốn tìm hiểu về khung hình phạt khi mắc phải tội danh này. Những mức độ vi phạm khác nhau sẽ có khung hình phạt khác nhau, cụ thể:

Phạt tiền từ 50 – 200 triệu VNĐ hoặc cải tạo không giam giữ 03 năm

Người cho vay nặng lãi sẽ có thể bị phạt tiền từ 50 triệu VNĐ đến 200 triệu VNĐ hoặc cải tạo không giam giữ 03 năm khi:

– Cho vay với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên so với quy định được đặt ra.
– Thu lợi bất chính cho cá nhân số tiền từ 30 triệu VNĐ đến dưới 100 triệu VNĐ hoặc đã bị xử lý, kết tội cho vay nặng lãi trước đó (chưa được xóa án tích) nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.

Phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Người cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt tiền từ 200 triệu VNĐ đến 1 tỷ VNĐ hoặc phạt tù trong thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm khi:

– Cho người vay vay tiền với mức lãi suất cao gấp 05 lần trở lên so với mức quy định.
– Thu lợi bất chính cho bản thân số tiền lớn từ 100 triệu VNĐ trở lên.

Phạt từ 30 – 100 triệu VNĐ và nguy cơ bị cấm hành nghề từ 01 đến 05 năm

Ngoài ra, xét theo từng trường hợp cụ thể hơn nữa cùng với mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà người phạm tội còn có thể bị phạt từ 30 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ.

Đồng thời, người cho vay nặng lãi còn có nguy cơ bị cấm hành nghề trong khoảng thời gian từ 01 đến 05 năm.

Lãi suất 10%/tháng có được xếp vào tội cho vay nặng lãi không?

Nếu người cho vay đặt ra mức lãi suất 10%/tháng thì người này đã phạm tội cho vay nặng lãi. Cụ thể, nếu lãi suất mỗi tháng là 10% thì lãi suất năm sẽ là 120%. Như vậy mức lãi suất này đã vượt ra khá nhiều so với mức tối đa là 100%/tháng. Do đó việc cho vay lãi suất 10% tháng sẽ được xem là hành vi cho vay nặng lãi. Lúc này nếu bị phát hiện và tố cáo thì người cho vay có thể bị khởi tố và chịu một trong những mức án phạt như trên.

Như vậy qua bài viết trên, top1Bank đã giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc xoay quanh vấn đề lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi, cho vay lãi suất bao nhiêu là không phạm luật cũng như trả lời câu hỏi liệu cho vay lãi suất 10%/tháng có được xem là cho vay nặng lãi hay không. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nắm rõ được việc cho vay bao nhiêu phần trăm là nặng lãi để kịp thời né tránh.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!

Điểm trung bình: 5 / 5. Tổng lượt đánh giá: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *